Chỉ số Consumer Confidence của Conference Board (CCI)
Chỉ số Consumer Confidence được dịch là chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ (CCI) đo lường mức độ lạc quan mà người tiêu dùng cảm nhận về tình trạng chung của nền kinh tế của một quốc gia, cũng như tình hình tài chính cá nhân của họ.
Cuộc khảo sát CCI này được thực hiện hàng tháng và có khoảng 50 câu hỏi theo dõi các khía cạnh khác nhau của thái độ của người tiêu dùng đối với điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai, điều kiện việc làm hiện tại và tương lai cũng như tổng thu nhập gia đình trong sáu tháng tới.
Báo cáo này được Fed đánh giá cao và có thể là yếu tố chính quyết định chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.
Một cuộc khảo sát với 5.000 người tiêu dùng hỏi họ cảm thấy thế nào về nền kinh tế hiện tại và cách chi tiêu của họ.
Họ cũng sẽ được hỏi mức độ tự tin của họ về việc mua hàng tiêu dùng đắt tiền. Báo cáo được chia thành cảm nhận của mọi người hiện tại và kỳ vọng của họ trong vài tháng tới.
Cách đọc chỉ số Consumer Confidence (CCI)
So sánh với các mức chỉ số:
- Nếu chỉ số dưới 75 thì được coi là bi quan
- Trên 125 là lạc quan
- Trong khoảng 100 là trung lập.
Chỉ số mạnh có nghĩa là người tiêu dùng rất lạc quan về tình hình tài chính của đất nước và của chính cá nhân họ. Họ sẽ tự tin mua sắm, từ đó kích thích nền kinh tế phát triển hơn.
Và ngược lại, nếu họ bi quan, chi tiêu sẽ giảm đi, có thể dẫn tới suy thoái kinh tế.
Ý nghĩa của chỉ số CCI với nhà đầu tư
Khi niềm tin của người tiêu dùng với tình hình tài chính thấp, họ sẽ cắt giảm chi tiêu từ đó có thể dẫn tới nền kinh tế có thể suy thoái.
Vậy nhà đầu tư không lý nào lại giữ tiền đô la Mỹ (USD), họ sẽ bán đồng USD và chuyển sang giữ đồng tiền của nền kinh tế khác có kỳ vọng tốt hơn.
Khi chỉ số được công bố, nếu giá trị thực tế cao hơn dự đoán thì sẽ tốt cho đồng tiền đó. Nhà đầu tư sẽ mua vào thêm và ngược lại.